¸.•'´¯) ¸,ø¤°``°¤ø,¸(¯`'•.¸THUDK2¸.•'´¯) ¸,ø¤°``°¤ø,¸(¯`'•.¸
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Chủ ĐềTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 cau hoi mac lenin phan 2

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 71
Join date : 24/03/2010
Age : 34
Đến từ : viet nam

cau hoi mac lenin phan 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: cau hoi mac lenin phan 2   cau hoi mac lenin phan 2 EmptySun Apr 11, 2010 10:56 am

Câu 4: Tính tất yếu và những nội dung của liên minh giữa giai cấp CN, nông dân và đội ngũ tri thức ở VN trong giai đoạn hiện nay

Tính tât yêu cua liên minh công nhân - nông dân - trí thưc.

Đê thưc hiên thanh công sư mênh lịch sư cua mình, giai câp công nhân phai thưc hiên đương lôi liên minh giai câp. Vì vây, liên minh giai câp la vân đê co y nghĩa chiên lươc đôi vơi toan bô tiên trình cach mang cua giai câp công nhân. Trong đâu tranh cach mang, cung vơi viêc xac định muc tiêu đung đăn thì viêc tâp hơp va mơ rông lưc lương cach mang co y nghĩa cưc ky quan trong. Do vây, trong liên minh cach mang thì không chỉ co liên minh giai câp ma con liên minh xa hôi, nhăm đoan kêt cac giai câp, cac tâng lơp, cac ca nhân đi theo giai câp công nhân.

Trong giai đoan hiên nay, Đang ta nêu lên không chỉ liên minh công - nông ma con liên minh giưa giai câp công nhân vơi giai câp nông dân va tâng lơp trí thưc. Sơ dĩ như vây la vì:

- Trong qua trình cach mang ơ nươc ta, viêc mơ rông khôi liên minh, đăc biêt khi cach mang cang lơn manh, đa đươc Đang ta tông kêt thanh bai hoc co y nghĩa lịch sư. Liên minh công - nông - trí thưc đam bao giư vưng vai tro lanh đao cua Đang, đông thơi viêc mơ rông liên minh cach mang se gop phân lam cho lưc lương chu yêu cua cach mang đươc tăng cương va cung cô.

- Vị trí, vai tro cua tâng lơp trí thưc đôi vơi sư phat triên cua xa hôi ngay cang to lơn. Cung vơi sư trương thanh cua giai câp công nhân va nông dân trong cơ câu giai câp, tâng lơp trí thưc ngay cang phat triên vê sô lương va chât lương va găn bo mât thiêt vơi giai câp công nhân va nông dân. Đôi ngu trí thưc co cơ câu nganh nghê rât đa dang, co tri thưc khoa hoc trên tât ca cac lĩnh vưc va vơi hình thưc lao đông đăc thu: lao đông trí oc, lao đông sang tao. Vì vây ho la môt thanh tô quan trong trong cơ câu xa hôi ơ nươc ta.

- Ngay nay, trong cuôc cach mang khoa hoc va công nghê, giai câp công nhân, nông dân không thê thưc hiên đươc muc tiêu cach mang cua mình nêu không co đôi ngu trí thưc va ban thân giai câp công nhân va nông dân không dân dân đươc trí thưc hoa; măt khac, tâng lơp trí thưc chỉ co thê co điêu kiên phat huy kha năng cua mình khi ho phuc vu đăc lưc cho sư nghiêp cach mang cua giai câp công nhân va nông dân đăc biêt la sư nghiêp công nghiêp hoa, hiên đai hoa, đông thơi co đu điêu kiên vât chât đê thưc hiên ươc mơ cua mình.

b) Nôi dung liên minh công nhân - nông dân - trí thưc

Liên minh công - nông - trí thưc la khôi liên minh toan diên trên tât ca cac lĩnh vưc cua đơi sông xa hôi. Cu thê la:

- Trên lĩnh vưc chính trị

Khôi liên minh công nhân - nông dân - trí thưc la cơ sơ vưng chăc cho khôi đai đoan kêt dân tôc, tao nên sưc manh mơi trong sư nghiêp xây dưng va bao vê Tô quôc xa hôi chu nghĩa. Liên minh trên lĩnh vưc chính trị thê hiên tâp trung nhât ơ nha nươc cua giai câp công nhân, liên minh nay nhăm giư vưng vai tro lanh đao cua giai câp công nhân phat huy cao đô sưc manh lam chu cua nhân dân lao đông ma nong côt la công nhân, nông dân va tâng lơp trí thưc.

- Trên lĩnh vưc kinh tê

+ Liên minh trên lĩnh vưc kinh tê nhăm phat huy cao đô nhât kha năng cua cac giai câp, cac tâng lơp trong lĩnh vưc san xuât cua cai vât chât cho xa hôi. Giai câp công nhân va nông dân la nhưng giai câp trưc tiêp san xuât ra cua cai vât chât cho xa hôi, bao đam điêu kiên vât chât cho cac tâng lơp xa hôi khac hoat đông nghê nghiêp cua mình.

Tâng lơp trí thưc la ngươi đem lai nhưng tri thưc, thanh tưu cua khoa hoc cho cac lĩnh vưc san xuât vât chât cung như tinh thân cua xa hôi.

+ Đê cung cô khôi liên minh công - nông - trí thưc trên lĩnh vưc kinh tê cân co chính sach giai quyêt thoa đang lơi ích cua cac giai câp va tâng lơp trong xa hôi.

+ Liên minh vê kinh tê con la cơ sơ đê thưc hiên liên minh trên cac lĩnh vưc khac. No co y nghĩa quyêt định cho sư thăng lơi cua chu nghĩa xa hôi.


- Trên lĩnh vưc văn hoa - xa hôi.

Liên minh trên lĩnh vưc nay nhăm xây dưng môt nên văn hoa va cac chuân mưc xa hôi trên lâp trương cua giai câp công nhân, kêt hơp hai hoa ban săc dân tôc vơi tính tiên tiên va hiên đai. Trên lĩnh vưc văn hoa - xa hôi, trí thưc co vai tro trưc tiêp trong viêc nâng cao dân trí cho nhân dân lao đông, trươc hêt la giai câp công nhân va nông dân; đem lai cho ngươi lao đông nhưng gia trị cua văn hoa truyên thông va tinh hoa văn hoa thê giơi.

Tom lai, liên minh giưa giai câp công nhân vơi giai câp nông dân va tâng lơp trí thưc vưa la nguyên tăc, vưa la vân đê co y nghĩa chiên lươc trong đương lôi xây dưng đât nươc va bao vê Tô quôc xa hôi chu nghĩa ơ nươc ta.





Chương III: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân


Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ ý nghĩa, nội dung căn bản, thể hiện cụ thể của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn mới là: "Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa..." .

I. Khái niệm giai cấp công nhân

1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin

Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái niệm giai cấp công nhân. Chính C.Mác và Ph.ăngghen đã chỉ rõ: "Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử" .

C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp... như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.

Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản:

- Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.

C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu: "Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp" ; "Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy... Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại" .

- Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản.

Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bộ mặt của giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Song, dù cho trình độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như là một giai cấp đặc thù.

Căn cứ hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể coi những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân. Còn những người làmcông ăn lương phục vụ trong các ngành khác như y tế, giáo dục, văn hoá, dịch vụ (không liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp)... là những người lao động nói chung, đang được thu hút vào tổ chức công đoàn nghề nghiệp, nhưng không phải là công nhân.

Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, không còn ở địa vị giai cấp bị bóc lột nữa, mà nó đã trở thành giai cấp thống trị, giai cấp lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động, làm chủ những tư liệu sản xuất cơ bản đã được công hữu hoá. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân có đặc trưng chủ yếu nhất bằng thuộc tính thứ nhất; còn về thuộc tính thứ hai nếu xét toàn bộ giai cấp, thì giai cấp công nhân đã là người làm chủ, nhưng trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế, thì còn có một bộ phận công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp tư nhân. Những người này về danh nghĩa tham gia làm chủ cùng toàn bộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng xét về mặt cá nhân, họ vẫn là những người làm công, ăn lương và với những mức độ nhất định, họ vẫn bị những chủ sở hữu tư nhân bóc lột về giá trị thặng dư.

2. Định nghĩa giai cấp công nhân

Những quan điểm của C. Mác và Ph. ăngghen về hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Căn cứ hai thuộc tính cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa:

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.

Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

II. Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Nói một cách khái quát, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

Ph. Ăngghen viết: "Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại" . V.I. Lênin cũng chỉ rõ: "Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa" .
Ở nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, không có người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công.

2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và Ph. Ăng ghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

- Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa.

- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.

- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. Đó là khả năng đoàn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản. Đó là khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận C. Mác, Ph. ăngghen và V.I. Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình không phải diễn ra một cách bằng phẳng, thuận buồm xuôi gió.

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những thử thách hết sức nặng nề, nhưng xem xét toàn cảnh của sự phát triển xã hội, giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất tiến bộ vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình dù có trải qua những bước thăng trầm, quanh co, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.

Đúng là ở những nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận không nhỏ trong giai cấp công nhân đã được cải thiện, có thu nhập cao; một bộ phận công nhân ở các nước trên đã có mức sống "trung lưu hóa", song điều đó không có nghĩa là công nhân ở các nước ấy không còn bị bóc lột hoặc bị bóc lột không đáng kể.

Một thực tế đã, đang và còn tồn tại ngày càng sâu sắc ở các nước tư bản phát triển, đó là sự bất công, bất bình đẳng và thu nhập càng cách xa giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Dù có cố gắng tìm cách "thích nghi" và mọi biện pháp xoa dịu nhưng giai cấp tưsản không thể khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Thực tế, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa dưới nhiều hình thức phong phú, với những nội dung khác nhau.

III. Những nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan, song, để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra đảng cộng sản trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp công nhân là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

1. Bản thân giai cấp công nhân

Ngay từ khi mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bản thân giai cấp công nhân đã không ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng.

Về số lượng chẳng những ngày càng tăng lên rất rõ rệt ở tất cả các nước, kể cả trong "kinh tế tri thức" hiện nay, mà còn đa dạng hơn về cơ cấu các loại công nhân với nhiều ngành nghề ngày càng phong phú, phát triển, tinh vi hơn. Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì: từ năm 1900, toàn thế giới có 80 triệu công nhân; đến năm 1990, thế giới đã có hơn 600 triệu công nhân và đến 1998 đã có 800 triệu công nhân...

Về chất lượng, bản thân giai cấp công nhân luôn có sự nâng cao về học vấn, về khoa học công nghệ và tay nghề; từ hoạt động kinh tế, đấu tranh kinh tế trước mắt, đã từng bước hoạt động chính trị, đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao nhất là dẫn đến hình thành đảng tiên phong là đảng cộng sản. Khi đó, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, giai cấp công nhân đã từ chỗ là "giai cấp tự nó" (tức là chưa có ý thức giác ngộ giai cấp) đến chỗ là
"giai cấp vì nó" (tức giai cấp tự giác).

Vì thế, giai cấp công nhân trở thành cơ sở chính trị căn bản nhất của đảng cộng sản.

2. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển đảng của giai cấp công nhân

Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thật sự là một phong trào chính trị. Trình độ lý luận đó cho phép giai cấp công nhân nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và những biện pháp giải phóng giai cấp mình, giải phóng cả xã hội và giải phóng nhân loại.

Phải có chủ nghĩa Mác soi sáng, giai cấp công nhân mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của giai cấp công nhân. V.I. Lênin chỉ ra rằng, đảng là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tuỳ theo điều kiện không gian và thời gian. ở nhiều nước thuộc địa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa Mác thường kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập ra đảng cộng sản.

Từ thực tiễn lịch sử ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.

Chỉ có đảng cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự cách mạng. C. Mác đã nhấn mạnh rằng, trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức được thành một chính đảng độc lập của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức được thành một đảng độc lập với tất cả mọi chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập ra thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp được.

3. Mối quan hệ giữa đảng cộng sản với giai cấp công nhân

Đảng chính trị là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ và lợi ích của toàn thể giai cấp. Đối với giai cấp công nhân đó là đảng cộng sản, chẳng những đại biểu cho trí tuệ và lợi ích của giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động và dân tộc.

Cho nên phải có một đảng chính trị vững vàng, kiên định và sáng suốt, có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của toàn giai cấp và toàn bộ phong trào để giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội - giai cấp của đảng, là nguồn bổ sung lực lượng của đảng, đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai cấp, là biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân và của dân tộc. Giữa đảng với giai cấp công nhân có mối liên hệ hữu cơ, không thể tách rời. Những đảng viên của đảng cộng sản có thể không phải là công nhân nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập trường của giai cấp này.

Với một đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp. Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc; vì thế không thể lẫn lộn Đảng với giai cấp. Đảng đem lại giác ngộ cho toàn bộ giai cấp, sức mạnh đoàn kết, nghị lực cách mạng, trí tuệ và hành động cách mạng của toàn bộ giai cấp, trên cơ sở đó lôi cuốn tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác và cả dân tộc đứng lên hành động theo đường lối của đảng nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh của mình, giai cấp công nhân cũng như mỗi người công nhân cần thường xuyên phấn đấu vươn lên, trưởng thành về các mặt: tư tưởng, chính trị, lập trường giai cấp, văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề... Các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, thường xuyên phát triển vững mạnh... cùng với quá trình phát triển không ngừng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, v.v..

IV. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

1. Sự ra đời, đặc điểm và điều kiện giai cấp công nhân vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Với chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đã ra đời từ đầu thế kỷ này, trước cả sự ra đời của giai cấp tư sản Việt Nam và là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp. Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự thống trị của đế quốc Pháp, một thứ chủ nghĩa tư bản thực lợi không quan tâm mấy đến phát triển công nghiệp ở nước thuộc địa, nên giai cấp công nhân Việt Nam phát triển chậm.

Mặc dù số lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp, còn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, song giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng ở nước ta do những điều kiện sau đây:

- Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm. ở giai cấp công nhân, nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.

- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và từng bước trưởng thành trong không khí sôi sục của một loạt phong trào yêu nước và các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp liên tục nổ ra từ khi chủ nghĩa đế quốc Pháp đặt chân lên đất nước ta: phong trào Cần Vương và cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, v.v. đã có tác dụng to lớn đối với việc cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và quyết tâm đập tan
xiềng xích nô lệ của toàn thể nhân dân ta. Nhưng tất cả các phong trào ấy đều thất bại và sự nghiệp giải phóng dân tộc đều lâm vào tình trạng bế tắc về đường lối.

- Vào lúc đó, phong trào cộng sản và công nhân thế giới phát triển, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ, thắng lợi và ảnh hưởng đến phong trào dân tộc dân chủ ở nước khác, nhất là ở Trung Quốc, trong đó có phong trào cách mạng ở nước ta. Chính vào lúc đó, nhà yêu nước Nguyễn ái Quốc trên hành trình tìm đường cứu nước đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin bí quyết thần kỳ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta. Từ đó, Người đã đề ra con đường duy nhất đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chuyển cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tấm gương cách mạng Nga và phong trào cách mạng ở nhiều nước khác đã cổ vũ giai cấp công nhân non trẻ Việt Nam đứng lên nhận lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng nước ta và đồng thời cũng là chất xúc tác khích lệ nhân dân ta lựa chọn, tiếp nhận con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin và đi theo con đường cách mạng của giai cấp công nhân. Từ đó giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Giai cấp công nhân Việt Nam, mà tuyệt đại bộ phận là xuất thân từ nông dân lao động và những tầng lớp lao động khác, nên có mối liên hệ tự nhiên với đông đảo nhân dân lao động bị mất nước, sống nô lệ nên cũng là điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân xây dựng nên khối liên minh công nông vững chắc và khối đoàn kết dân tộc rộng rãi bảo đảm cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong suốt quá trình cách mạng ở nước ta.

2. Vai trò lãnh đạo giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam

Lịch sử Việt Nam cũng chứng minh rằng, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời chưa được bao lâu ngay cả khi nó chưa có Đảng mà đã tổ chức một cách tự phát nhiều cuộc đấu tranh chống bọn tư bản thực dân và được nhân dân ủng hộ. Cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn năm 1922 mà Nguyễn ái Quốc coi đó mới chỉ là "do bản năng tự vệ" của những người công nhân "không được giáo dục và tổ chức" nhưng đã là "dấu hiệu... của

thời đại" . Năm 1927 có gần chục cuộc bãi công với hàng trăm người tham gia. Năm 1928-1929 có nhiều cuộc bãi công khác với hàng nghìn người tham gia, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của công nhân xi măng Hải Phòng, sợi Nam Định, xe lửa Trường Thi (Vinh), AVIA (Hà Nội), Phú Riềng (Bình Phước). Những cuộc đấu tranh như thế không chỉ giới hạn trong công nhân mà còn tác động sâu sắc đến các tầng lớp khác, đặc biệt là đến giai cấp nông dân, các tầng lớp nhân dân lao động, thanh niên, sinh viên làm cho bọn thống trị thực dân hoảng sợ.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta vào đầu năm 1930 của thế kỷ XX. Đảng đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cách mạng nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về chất.

Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nói giai cấp công nhân lãnh đạo là nói đến toàn bộ giai cấp như một chỉnh thể chứ không phải từng nhóm, từng người. Để có thể lãnh đạo, giai cấp công nhân phải có lực lượng, có tổ chức tiêu biểu cho sự tự giác và bản chất giai cấp của mình. Lực lượng đó là Đảng Cộng sản. Xét về thành phần xuất thân thì nước ta có
nhiều đảng viên không phải là công nhân. Nhưng, bất cứ đảng viên nào cũng phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân thể hiện ở lý tưởng, ở lý luận Mác-Lênin và đường lối cách mạng, ở tinh thần kiên quyết cách mạng trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân vì lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều này được Đảng ta khẳng định rất rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc" . Đảng của giai cấp công nhân nước ta đã lãnh đạo toàn dân hoàn thành thắng lợi trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là nhiệm vụ lịch sử khó khăn, phức tạp nhất.

Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, đội ngũ công nhân Việt Nam bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp và dịch vụ thuộc các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hay thuộc khu vực tư nhân, hợp tác liên doanh với nước ngoài, tạo thành một lực lượng giai cấp công nhân thống nhất đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Họ là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất của Đảng và Nhà nước ta, là hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh hình thành, điều kiện kinh tế - xã hội quy định, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những nhược điểm (như số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hoá và tay nghề còn thấp...). Nhưng điều đó không thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Để khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII của Đảng ta, một Nghị quyết gắn trực tiếp vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá với vấn đề xây dựng phát triển giai cấp công nhân đã chỉ rõ phương hướng xây dựng giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn hiện nay là: "Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và công nghệ theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình" .

Công cuộc đổi mới đất nước, định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Giai cấp công nhân đang đi đầu trong xây dựng xã hội mới, nhất là trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là bằng chứng chỉ rõ năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân nước ta, vai trò không có lực lượng xã hội nào có thể thay thế được trong sự nghiệp... "lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng một xã hội mới, trong đó nhân dân lao động làm chủ, đất nước độc lập và phồn vinh, xoá bỏ áp bức bất công, mọi người đều có điều kiện phấn đấu cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc" .

Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".



CHƯƠNG VII: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
II. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
1. Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. Lịch sử xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế xã hội: cộng xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
- Sự phát triển của CNTB đã tạo ra những tiền đề vật chất: nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại, sự phát triển các mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản; mâu thuẫn giữa LLSX xã hội hoá ngày càng cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX. Nhu cầu tất yếu của sự thay thế hình thái KTXH TBCN bằng hình thái KTXH- cộng sản chủ nghĩa.
2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
xây dựng từng bước từ thấp đến cao qua 3 giai đoạn
I I
TKQĐ CNXH CNCS
 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ
- Hai hình thức quá độ trực tiếp và gián tiếp.
- Kinh tế nhiều thành phần – xã hội nhiều giai cấp.
- Thời kỳ quá độ phải trải qua nhiều chặng đường: vì công cuộc xây dựng CNXH là mới mẻ khó khăn phức tạp cần có thời gian và bước đi thích hợp
 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá độ gián tiếp. Vậy có đúng quy luật không? Quy luật chung của xã hội loài người là phát triển tuần tự từ thấp đến cao qua 5 hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa. Đối với lịch sử mỗi dân tộc do nhân tố khách quan và chủ quan có thể bỏ qua 1 hay 2 hình thái kinh tế xã hội.
- Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là điểm xuất phát về kinh tế xã hội thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, 20 bị bao vây, cấm vận (1975 – 1995).
Sau 1954 miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Từ sau 1975 cách mạng dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi trên phạm vi cả nước thì Đảng ta đã khẳng định: cả nước quá độ đi lên CNXH.
Nước ta quá độ đi lên CNXH là 1 tất yếu vì:
- Phù hợp với lịch sử phát triển của xã hội loài người
Loài người trải qua 5 hình thái KTXH, sự thay thế các hình thái xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, xã hội sau cao hơn xã hội trước. Đồng thời bấc cứ nước nào tiến lên CNXH cũng đều trải qua thời kỳ quá độ nhằm xây dựng những tiền đề vật chất cho sự quá độ đó. Đặc biệt đối với VN tiến lên CNXH trong điều kiện nền sản xuất còn lạc hậu.
HCM: “ Thời kỳ quá độ ở nước ta là thời kỳ lịch sử mà nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có nền văn hoá tiên tiến, chúng ta phải cỉa tạo nền kinh tế cũ xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng và cải tạo là then chốt lâu dài”
- Phù hợp với xu thế của thời đại: xu thế quá độ lên CNXH trên phạm vi thế giới
Trước đây: Về chính trị CNTB khủng hoảng trầm trọng, do phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh, mâu thuẫn giưa LLSX và QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. Về kinh tế : do cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho CNTB bị suy yếu. Mặc dù CNTB thực hiện nhiều biện pháp thích nghi nhưng mâu thuẫn cơ bản của nó mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội của sản xuất vẫn chưa được giải quyết, mà còn gay gắt thêm. Các tiền đề vật chất kinh tế chín muồi cho sự thay thế CNTB bằng xã hội CSCN
Từ nhân tố thời đại đó, CM tháng 10 Nga thành công, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh nhân dân ta thực hiện CM t8 thành công, nhờ yếu tố thời đại Liên Xô thắng Đức, Ý, Nhật, tình hình đất nước khó khăn 2 triệu người chết đói.( chiến dịch điện biên phủ 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thắng lợi) nhờ yếu tố Miền Bắc bước đầu xây dựng CNXH còn thiếu thốn nhưng nhờ sự giúp đỡ của các nước XHCN Liên Xô, Trung Quốc.
Hiện nay: nhân tố thời đại vẫn còn ý nghĩa” hợp tác đôi bên cùng có lợi”
- Đặc điểm của cách mạng VN phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do… đồng thời nó là tiền đề để thực hiện mục tiêu” dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Vì vậy, tiến lên CNHlà sự tiếp bước hợp logic của uộc CM dân tộc dân chủ, đây là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ được thực hiện triệt để.
 Đặc điểm của thời kỳ quá độ
- Về kinh tế
Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể còn có các thành phần kinh tế khác với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, trong đó kinh tế nhà nước, sở hữu nhừ nước đóng vai trò chủ đạo.
Lênin: 5 thành phần kinh tế: + Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng
+ Kinh tế hàng hóa nhỏ
+ Kinh tế tư bản
+ Kinh tế tư bản
+ Kinh tế TBNN và Kinh tế XHCN
- Về chính trị xã hội
Nhà nước của giai cấp công nhân được thiết lập, cũng cố và không ngừng hoàn thiện nhằm thực hiện dân chủ cho nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, đập tan những âm mưu của các thế lực phản động
. Do kết cấu kinh tế đa dạng nên kết cấu xã hội cũng đa dạng: Giai cấp công nhân, nông dân; tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai cấp tầng lớp này vừa hợp tác vừa đấu tranh nhau. Còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
- Về văn hoá tinh thần
Nền văn hoá XHCN đang được hình thành và phát triển, nhưng vẫn còn tồn tại những tàn dư của nền văn hoá cũ, hệ tư tưởng cũ lạc hậu: tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông...
 Nội dung của thời kỳ quá độ
- Kinh tế: Cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng XHCN tạo sự phát triển cân đối nền kinh tế
- Chính trị xã hội:Cũng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN vững mạnh, bảo đảm quyền làm chủ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội đập tan âm mưu của các thế lực phản động
- Trong lĩnh vực tư tưởng -văn hoá: Khắc phục những tư tưởng- văn hoá ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng CNXH, xây dựng nền văn hoá mới XHCN, tiếp thu tinh hoa của nền văn trên thế giới
- Trong lĩnh vực xã hội: Khắc phục tệ nạn xã hội, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, bấc bình đẳng xã hội
b. Chủ nghĩa xã hội ( giai đoạn thấp- giai đoạn đầu)
Quá trình hình thành và phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa là một quá trình lâu dài từ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Giai đoạn đầu ( giai đoạn thấp-CNXH)
Mác: “ xã hội CSCN chưa phát triển trên cơ sở của chính nó, do đó về phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần vẫn còn mang dấu vết của xã hội cũ mà nó lọt lòng”
Xã hội XHCN là xã hội cộng sản chưa đầy đủ, do còn chứa đựng những dấu vết của xã hội cũ, nguyên tắc phân phối theo lao động chưa cho phép mọi người có quyền ngang nhau trong việc hưởng thụ những sản phẩm do xã hội làm ra, do đó ở mức độ nào đó tình trạng bấc bình đẳng xã hội vẫn tồn tại.
 Những đặc trưng cơ bản của CNXH (Nghị quyết Đại hội X của Đảng)
- Xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
- Do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
- Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bấc công, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Có nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân
- Có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
c. Giai đoạn cao của Chủ nghĩa cộng sản.
Mác: “ sự phụ thuộc có tính nô dịch vào phân công lao động không còn nữa, sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng không còn nữa, của cải xã hội dồi dào, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, con người pháttriển hoàn toàn tự do
- Sở hữu toàn dân sẽ là hình thức phổ biến, tạo ra năng suất lao động rất cao
- Phân phối của cải trong xã hội theo nhu cầu
- Lao động trở thành nhu cầu bậc nhất của mỗi người
- Không còn sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, công nhân và nông dân, lao động tri óc và lao động giả đơn
- Tự quản xã hội sẽ thay thế sự quản lý của nhà nước (không còn nhà
nước, chính trị, giai cấp)
- Cá nhân được giải phóng và phát triển toàn diện
Tóm lại: sự khác biệt và thống nhất giữa hai giai đoạn của xã hội CSCN
Sự khác biệt về kinh tế: giai đoạn đầu “ làm theo năng lực hưởng theo lao động”; giai đoạn sau “ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”
Sự khác biệt về chính trị: giai đoạn đầu còn nhà nước; giai đoạn cao nhà nước tự tiêu vong
Giống nhau: chúng tồn tại và phát triển trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và nhân dân lao động ;làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Về Đầu Trang Go down
https://adminquanli.forumvi.com
 
cau hoi mac lenin phan 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» cau hoi mac lenin phan 3
» cau hoi mac lenin
» bac nao co phan men ve visubasic 6.0
» phần mềm ăn nhậu
» phan mem tien ich day

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
¸.•'´¯) ¸,ø¤°``°¤ø,¸(¯`'•.¸THUDK2¸.•'´¯) ¸,ø¤°``°¤ø,¸(¯`'•.¸  :: ¸.•'´¯) ¸,ø¤°``°¤ø,¸(¯`'•.¸Thông Tin & Nội Quy¸.•'´¯) ¸,ø¤°``°¤ø,¸(¯`'•.¸ :: Thông Tin Chung-
Chuyển đến